Việc lắp đặt sàn gỗ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả ứng dụng cũng như tuổi thọ của sản phẩm. Vì thế, Quý khách hàng cần tránh những sai lầm sau.
1. Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp sai khu vực
Một sai lầm thường gặp đó là không cân nhắc về khu vực sẽ lát sàn để chọn vật liệu phù hợp. Đối với sàn gỗ công nghiệp, những nơi có độ ẩm cao sẽ khiến sàn không thể phát huy được công năng sử dụng. Nhà bếp, nhà tắm, lối ra vào ngoài trời,… nên dùng gạch, sàn gỗ vi nhựa, sàn đá công nghệ SPC,… thay vì sàn gỗ công nghiệp.
Mặc dù sàn gỗ công nghiệp có khả năng kháng ẩm khá tốt nhờ cốt gỗ HDF, hèm khóa kín hay hoàn thiện bằng keo dán nhưng đây vẫn không phải là lựa chọn tốt nhất cho nơi ẩm ướt. Nếu sử dung ở các khu vực này thì sẽ phải thay thế thường xuyên dẫn đến tốn kém
2. Không có phương án chống ẩm cho sàn
Khi lắp đặt, chúng ta thường chú ý đến thẩm mỹ hơn là những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng sàn. Các mối nối giữa những tấm ván sàn gỗ không được khớp kín hay các vật dễ làm ướt sàn như chậu cây, bể cá chính là nguyên nhân khiến cho độ ẩm xâm nhập và phá hủy sản phẩm.
Khách hàng có thể tìm hiểu về các loại keo chống thấm, lựa chọn sàn có hèm khóa tối ưu về độ khít, các miếng lót chậu cây, bể,… để bảo vệ sàn gỗ công nghiệp, hoặc sử dụng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor – dẹp tan mối lo ngấm nước!
3. Không để ván sàn công nghiệp thích nghi với môi trường
Sàn gỗ cần có thời gian để thích nghi với môi trường lắp đặt, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ và độ ẩm. Nguyên tắc chung là bảo quản sàn tại địa điểm lắp đặt trong 48-72 giờ trước khi lát và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Điều này cực kỳ quan trọng và bắt buộc thực hiện với sàn gỗ tự nhiên.
Nếu không thích nghi trước thì sàn dễ bị cong vênh, co ngót.
4. Không đảm bảo nền nhà bằng phẳng
Nếu sau một thời gian sử dụng, sàn có những vết lõm thì có thể là do bề mặt nền không phẳng. Sàn phụ hoặc sàn bê tông không được phép có những điểm gồ ghề, nó ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn gỗ bên trên.
Nếu như nền nhà, sàn phụ không bằng phẳng thì cần chà, mài hay dùng các phương án san bằng trước khi lắp đặt.
5. Không sử dụng lớp lót
Sàn gỗ công nghiệp có độ dày không lớn, nó không có tính đồng nhất về cấu trúc và dễ dàng uốn cong, vì thế cần có một lớp lót bên dưới. Lớp lót có thể là một lớp xốp mỏng có tác dụng cân bằng lại chênh lệch nhỏ về độ phẳng của nền. Điều quan trọng là cần chọn lớp lót phù hợp cho việc lắp đặt sàn gỗ trong đó có yếu tố vị trí và kết cấu sàn phụ.
6. Không chừa khoảng trống các cạnh
Sàn gỗ sẽ có sự co giãn do ảnh hưởng từ môi trường, với các sản phẩm chất lượng thì tình trạng này được hạn chế nhưng không tránh được hoàn toàn. Vì thế cắt sàn, lát các tấm đầu và cuối sát chân tường sẽ dẫn đến tình trạng xô lệch. Khi lắp đặt, bạn cần để lại một khoảng trống theo khuyến cáo của nhà cung cấp.
7. Không đọc hướng dẫn của nhà sản xuất
Sàn lắp không đúng kỹ thuật chắc chắn tuổi thọ bị giảm, gây tốn kém cùng những khó chịu trong quá trình sử dụng. Đặc biệt với những người tự lắp sàn thì dễ bỏ qua bước hoàn thiện như xử lý khe hở, các đường gờ,…
Trên đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp. Ngoài ra các bạn còn có thể thay thế sàn gỗ công nghiệp bằng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor để khắc phục toàn bộ nhược điểm của ván sàn thế hệ cũ, Neo Floor rất dễ lắp đặt, thậm chí những người không chuyên hay phụ nữ cũng thực hiện được.