Đăng bởi Để lại phản hồi

Thực trạng ứng dụng vật liệu xanh trên thế giới

Để giảm tác động tới môi trường của các công trình xây dựng, nhiều quốc gia đã và đang nghiên cứu, sửa đổi các tiêu chuẩn chứng nhận cho vật liệu thân thiện với môi trường, trong đó có vật liệu xanh. Đây là xu hướng mới thể hiện ý thức của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng môi trường sống, giảm phát thải khí nhà kính. 

Thuật ngữ vật liệu xanh bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1990 và bắt đầu trở nên phổ biến. Theo định nghĩa của Spiegel và Meadows năm 1999, vật liệu xây dựng xanh bao gồm các nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Vật liệu xanh có trách nhiệm với môi trường vì các tác động được xem xét trong suốt vòng đời của sản phẩm.

Nhiều tổ chức, chương trình ủng hộ vật liệu xanh 

Để đưa vật liệu xanh đi sâu vào trong mỗi công trình, trách nhiệm được chia đều nhiều cấp lãnh đạo cũng như đến với các công ty, đơn vị thi công, thiết kế.

Cụ thể là Hội đồng Công trình Xanh Thế giới, thành viên Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc có nhiệm vụ đưa ra các định hướng, chiến lược tới hơn 70 Hội đồng Công trình xanh cấp quốc gia. Tổ chức này hoạt động như một cơ quan giám sát toàn cầu để thực thi bộ tiêu chuẩn công trình xanh và bộ luật xây dựng xanh quốc tế trên toàn thế giới, trong đó có việc sử dụng tối ưu vật liệu xanh.

kienviet-thuc-trang-ung-dung-vat-lieu-xanh-the-gioi-1.jpgHội đồng Công trình xanh Thế giới là cơ quan đưa ra các định hướng phát triển kiến trúc bền vững, trong đó có phát triển vật liệu xanh. Ảnh: WGBC

Ở Liên minh Châu Âu, Ủy ban Châu Âu đã công bố các chính sách xây dựng xanh nhằm thúc đẩy việc áp dụng chủ đạo kiến trúc thân thiện với khí hậu và thiết kế vật liệu xanh công trình xanh. Chính sách này thiết lập nên ngôn ngữ chung xung quanh các thiết kế công trình và được áp dụng ở các quốc gia thành viên của EU, phù hợp với Hiệp ước khí hậu Châu Âu.

Ở Hoa Kỳ, Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ thúc đẩy tính bền vững trong mọi giai đoạn xây dựng – thiết kế, xây dựng – vận hành. Hội đồng này phát triển hệ thống xếp hạng các công trình xanh LEED, trong đó có ứng dụng vật liệu xanh thân thiện với môi trường. LEED là chứng chỉ xanh được tin tưởng hàng đầu trên thế giới với bộ quy tắc và tiêu chí nghiêm ngặt.

Singapore và các nước châu Á có các cơ quan quản lý xây dựng đưa ra các bộ quy tắc, chính sách, chủ trương cải cách để đưa vật liệu xanh tạo tính tuần hoàn và nhân rộng trong xây dựng hàng loạt, hướng tới các mục tiêu phát triển xanh bền vững.

Đồng thời, có nhiều chương trình đào tạo bền vững giúp nâng cao nhận thức và trang bị cho các kỹ sư, KTS, sinh viên kiến trúc những công cụ để giảm lượng khí thải carbon, sử dụng vật liệu hiệu quả.

Sự phát triển của vật liệu xanh được hậu thuẫn và sự đồng tình rất lớn của các tổ chức về kiến trúc vật liệu trên thế giới.

Thị trường xây dựng vật liệu xanh tăng trưởng mạnh mẽ

Báo cáo Thị trường vật liệu xanh: Phân tích và dự báo ngành toàn cầu giai đoạn 2023 – 2029 cho thấy thị trường vật liệu xây dựng xanh được định giá 252,63 tỷ USD vào năm 2022. Quy mô thị trường ước tính tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9,2% trong giai đoạn dự báo.

kienviet-thuc-trang-ung-dung-vat-lieu-xanh-the-gioi-2.pngSự phát triển của vật liệu xanh theo phân loại vật liệu và khu vực. Ảnh: Maximize Market Research

Dựa trên báo cáo này, phân khúc thị trường vật liệu xây dựng xanh sẽ phát triển mạnh mẽ dựa trên cách phân loại vật liệu như:

Dựa trên phân loại: Phân khúc vật liệu xanh ngoại thất chiếm thị phần đáng kể, ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 8,2%. Mặt tiền của nhiều tòa nhà được sử dụng nhiều vật liệu như gỗ, tre, sản phẩm tái chế… Phân khúc kết cấu dự kiến cũng tăng 11,8% nhờ độ bền và giảm lượng khí thải carbon. Thị trường vật liệu xanh cho nội thất dự báo tăng đáng kể do nhận thức của người tiêu dùng về mức độ an toàn, tiết kiệm năng lượng ngày càng tăng cao.

Dựa trên ứng dụng: Các loại vật liệu chiếm thị phần lớn nhất, tiếp theo là tấm lợp, khung, nội thất hoàn thiện, ngoại thất hoàn thiện và các hạng mục khác. Ứng dụng phát triển nhanh nhất là vật liệu cách nhiệt với tốc độ tăng trưởng 11,5% theo dự báo. Các hệ khung xương cho ngôi nhà cũng cho thấy mức độ tăng trưởng đáng kể.

Dựa trên người dùng, thị trường phân thành đối tượng sử dụng như tòa nhà dân cư, phi dân cư, văn phòng và tòa nhà thương mại. Trong đó sự phát triển của vật liệu xanh cho các tòa nhà dân cư chiếm thị phần cao nhất. Phân khúc thương mại và các không gian văn phòng cũng tăng nhanh.

Dựa theo khu vực: Châu Á Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ với 40% năm 2022 do tăng cường các chính sách khuyến khích sử dụng cơ chế và vật liệu carbon thấp để giảm khí thải và tiết kiệm năng lượng. Châu Âu sẽ tăng khoảng 10% dự báo.

Số lượng công trình sử dụng vật liệu xây dựng xanh tăng nhanh 

Theo thống kê, diện tích và số lượng sử dụng vật liệu xanh ở mỗi công trình xanh ngày càng tăng nhanh. Dẫn đầu là thị trường tại Mỹ, sau đó là Trung Quốc, Ấn độ, Canada…

kienviet-thuc-trang-ung-dung-vat-lieu-xanh-the-gioi-3.jpgTổng diện tích các dự án xây dựng được chứng nhận LEED năm 2022 theo các quốc gia. Ảnh:Rubyhome.com

Sự phát triển của các công trình xanh trong đó ứng dụng vật liệu xanh cũng gia tăng đáng kể. Mỹ – đất nước phát triển chứng chỉ LEED chiếm tới hơn 124.000 công trình, xếp theo sau đó là Trung Quốc, Canada, Ấn Độ.

kienviet-thuc-trang-ung-dung-vat-lieu-xanh-the-gioi-4.pngTop 5 quốc gia có nhiều công trình xanh nhất thế giới

Trong đó, năm 2020, Trung Quốc đứng đầu danh sách chứng nhận tiên phong về chứng chỉ LEED thiết kế năng lượng và môi trường cho các công trình. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Trung Quốc giữ được vị thế này, với hơn 1190 dự án đăng ký LEED mới, tăng 50% so với năm 2019. Việt Nam đứng thứ 28 về số lượng các công trình xanh.

Con số đáng mừng này cho sự phát triển của vật liệu xanh nói riêng và các công trình xanh nói chung, cho thấy sự chuyển dịch không ngừng sang kiến trúc thân thiện với môi trường.

Tương tự như vậy, nguồn vốn để đầu tư vào vật liệu xanh ngày càng tăng cao, có sự hỗ trợ của các cơ quan tài chính. Năm 2021, Hoa Kỳ đã đầu tư tới 86 tỷ USD vào các dự án công trình xanh, thúc đẩy đổi mới. Trung Quốc tháo bỏ khó khăn về tài chính khi Chính phủ khuyến khích các ngân hàng thúc đẩy cơ chế tài chính xanh, quỹ xanh, quỹ tín dụng xanh trong đó quỹ tín dụng xanh chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực vật liệu, công trình giảm phát thải carbon.

Vật liệu xanh sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong việc giảm phát thải. Trong đó ngày càng nhiều các tổ chức ủng hộ vật liệu xanh, có những nghiên cứu số liệu báo cáo chuyên sâu về tác động tích cực của vật liệu xanh đối với môi trường.

Xu hướng sử dụng vật liệu xanh tăng cao nhất là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Vật liệu xanh dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ, trở thành cuộc cách mạng vật liệu ở các quốc gia đang phát triển. Bắc Mỹ và Châu Âu vẫn chiếm thị phần lớn nhất định.

Bài viết: Hương Vũ

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hiểu về vật liệu xanh

Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây nên hiệu ứng nhà kính. Trước những vấn đề đáng báo động đó, việc phát triển vật liệu xanh là xu hướng tất yếu và cần thiết. 

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, năm 2015 lượng phát thải khí nhà kính của sản xuất vật liệu xây dựng khoảng 63 triệu tấn CO2 tương đương. Nhưng đến năm 2020 đã tăng lên 87 triệu tấn CO2 tương đương. Dự báo đến năm 2030 có thể lên đến 125 triệu tấn CO2 và lên 148 triệu tấn CO2 năm 2050.

Những ‘con số’ đáng báo động này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, cần có những thay đổi để tạo nên cuộc cách mạng xanh toàn diện. Đây cũng là bước ngoặt để vật liệu xanh phát huy tối đa vai trò của mình trong việc tạo nên không gian sống xanh, bảo vệ môi trường.

Vật liệu xanh là gì? 

Vật liệu xanh là những loại vật liệu ít tác động nhất tới môi trường và không gây hại cho sức khỏe con người trong suốt quá trình thu thập nguyên liệu, sản xuất, đến ứng dụng và sau khi hết vòng đời sử dụng.

Một vật liệu xanh có tính ứng dụng và hiệu quả cao phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như:

  • Không độc hại dựa trên mức độ ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và sau khi sử dụng
  • Khả năng tái chế hoặc tái sử dụng cao
  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cũng như tiết kiệm nhiên liệu
  • Vòng đời sử dụng cao, có thể sử dụng lâu dài và độ tiêu hao vật liệu thấp
  • Ảnh hưởng tốt đến môi trường hoặc ít có ảnh hưởng đến môi trường, lượng phát thải thấp hoặc bằng 0
kienviet-vat-lieu-xanh-2.jpgSử dụng vật liệu xanh góp phần bảo vệ môi trường sống. Ảnh: Báo Xây dựng

 

Vật liệu xây dựng xanh có thể chia thành 4 nhóm:

  1. Vật liệu xây dựng sinh thái

Là loại vật liệu với đặc điểm thân thiện với môi trường. Trong toàn bộ vòng đời của vật liệu, ngoài đáp ứng các yêu cầu cơ bản của vật liệu chúng còn là vật liệu xây dựng tự nhiên nhất cho môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và ít phải xử lý.

  1. Vật liệu lành mạnh

Đặc điểm của loại vật liệu này là tốt cho sức khỏe, phát thải thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, ít mùi, ít gây nguy hiểm sinh lý. Chủ yếu các vật liệu này nhằm mục đích giảm phát thải khí formaldehyde và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thấp, ví dụ như Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor

  1. Vật liệu xây dựng tái tạo

Đây là những vật liệu xây dựng có mức độ xử lý thấp, tiêu thụ ít năng lượng, phát thải khí CO2 thấp, phát thải ô nhiễm thấp, dễ phân huỷ tự nhiên, có thể tái sử dụng, phù hợp hệ sinh thái công nghiệp địa phương và không có khủng hoảng khan hiếm.

  1. Vật liệu hiệu suất cao

Những vật liệu này có thể khắc phục các khuyết điểm về hiệu suất của vật liệu xây dựng truyền thống để nâng cao chất lượng hiệu quả như khả năng kiểm soát tiếng ồn, chống ẩm, chống nước, cách ấm, giữ nước…

kienviet-vat-lieu-xanh-5.jpgTòa nhà Ecohome 2 và Ecohome 3 (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sử dụng vật liệu xanh là kính Low-E cho những tòa nhà hướng Tây, ngăn chặn nhiệt và tia UV hiệu quả. Ảnh: VNEconomy

 

Việc sử dụng vật liệu xanh mang lại nhiều ưu điểm và lợi ích đáng kể đối với ngành công nghiệp cũng như chính người trực tiếp sử dụng như: chất lượng sản phẩm cao, tuổi thọ dài; tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; giảm các chi phí phát sinh so với vật liệu thông thường, an toàn cho người sử dụng và dễ dàng tái chế.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường vật liệu xanh

Vật liệu xanh ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Theo thống kê trên trang Market Research.biz, nhu cầu về thị trường vật liệu xây dựng xanh trong những năm tới tăng mạnh mẽ, dự kiến sẽ đạt 562,7 tỷ USD vào năm 2028, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 10,1%.

Tốc độ gia tăng nhu cầu sử dụng của vật liệu xanh có sự tác động của nhiều yếu tố: Thứ nhất, nhận thức về môi trường ngày càng tăng thúc đẩy sự phát triển của thị trường vật liệu xây dựng xanh toàn cầu. Ngày càng có nhiều các đơn vị áp dụng biện pháp bền vững, trong đó bao gồm cả xây dựng. Bên cạnh đó, các hoạt động xây dựng tác động đáng kể đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và sử dụng nhiều năng lượng. Do đó việc sử dụng các loại vật liệu xanh để thay thế là điều cần thiết.

Nhận thức và yêu cầu của người dân ngày càng tăng cao về chất lượng không gian sống, đòi hỏi một môi trường sống an toàn, chất lượng, đảm bảo các yếu tố sống sạch, sống xanh. Vì vậy, buộc các chủ đầu tư, nhà sản xuất vật liệu phải đưa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu này.

kienviet-vat-lieu-xanh-3.jpgNgười dân ngày càng quan tâm đến chất lượng môi trường và không gian sống. Ảnh: VNtrip

 

Cuối cùng, chính sách cởi mở của nhà nước, khuyến khích phát triển và sử dụng các loại vật liệu xanh. Tại Việt Nam, các chính sách được thể hiện thông qua cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính theo nghị quyết COP26, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; Quyết định số 567/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung. Đây là xu hướng phát triển đúng đắn nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch bằng đất sét nung gây ra nhiều khí thải.

Vật liệu xanh vẫn gặp phải nhiều thách thức

Sự có mặt của vật liệu xanh giải quyết được những vấn đề gây nhức nhối hiện nay như ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng tiêu hao và tài nguyên môi trường. Đồng thời giúp môi trường sống trở nên trong lành, thoải mái, tăng cường sức khỏe và tinh thần cho con người.

kienviet-vat-lieu-xanh-4.jpgCông trình Genesis School (Tây Hồ, Hà Nội) sử dụng sơn, lớp phủ và sàn có hàm lượng VOC thấp, an toàn cho người sử dụng. Ảnh: Genesis School

Vật liệu này cũng góp phần tạo nên kiến trúc xanh bền vững, làm đẹp cho công trình, là một trong những xu hướng mới hiện nay để góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, tại Việt Nam vật liệu xanh đang chiếm thị phần tương đối khiêm tốn.

Trên thế giới, khái niệm vật liệu xanh xuất hiện từ những năm 1900 và dần đóng vai trò quan trọng để quản lý vận hành công trình ở hơn 100 quốc gia lãnh thổ. Riêng tại Việt Nam, thuật ngữ này chỉ mới có mặt gần đây, từ những năm 2005-2010.

Theo công bố của Bộ xây dựng, tính đến năm 2023, sau gần 20 năm nỗ lực phát triển, Việt Nam mới đạt khoảng 300 công trình trong đó có sử dụng vật liệu xanh.  Con số khiêm tốn như vậy đủ để thấy mặc dù tiềm năng nhưng để phát triển vật liệu xanh như chìa khóa tương lai là điều không dễ dàng. Vẫn còn nhiều thách thức đối với vật liệu này như: Chủ đầu tư chưa hiểu rõ về công trình xanh, vật liệu xanh; khó khăn về tiếp cận và đảm bảo nguồn vốn đầu tư; giá thành vật liệu cao; thiếu nhân lực chất lượng cao; chưa có công cụ pháp lý để đánh giá quản lý công trình xanh, vật liệu xanh.

Vì vậy, để tạo được chỗ đứng, ngoài ưu điểm vượt trội, rất cần có sự chung tay của nhiều bên để đưa những sản phẩm vật liệu xanh như Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor trở thành giải pháp tối ưu bảo vệ môi trường.

Nguồn: Hương Vũ

Đăng bởi Để lại phản hồi

7 lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp

Việc lắp đặt sàn gỗ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả ứng dụng cũng như tuổi thọ của sản phẩm. Vì thế, Quý khách hàng cần tránh những sai lầm sau.

1. Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp sai khu vực

Một sai lầm thường gặp đó là không cân nhắc về khu vực sẽ lát sàn để chọn vật liệu phù hợp. Đối với sàn gỗ công nghiệp, những nơi có độ ẩm cao sẽ khiến sàn không thể phát huy được công năng sử dụng. Nhà bếp, nhà tắm, lối ra vào ngoài trời,… nên dùng gạch, sàn gỗ vi nhựa, sàn đá công nghệ SPC,… thay vì sàn gỗ công nghiệp.

Mặc dù sàn gỗ công nghiệp có khả năng kháng ẩm khá tốt nhờ cốt gỗ HDF, hèm khóa kín hay hoàn thiện bằng keo dán nhưng đây vẫn không phải là lựa chọn tốt nhất cho nơi ẩm ướt. Nếu sử dung ở các khu vực này thì sẽ phải thay thế thường xuyên dẫn đến tốn kém

Không lắp đặt sàn gỗ ở khu vực có độ ẩm quá cao

2. Không có phương án chống ẩm cho sàn

Khi lắp đặt, chúng ta thường chú ý đến thẩm mỹ hơn là những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng sàn. Các mối nối giữa những tấm ván sàn gỗ không được khớp kín hay các vật dễ làm ướt sàn như chậu cây, bể cá chính là nguyên nhân khiến cho độ ẩm xâm nhập và phá hủy sản phẩm.

Khách hàng có thể tìm hiểu về các loại keo chống thấm, lựa chọn sàn có hèm khóa tối ưu về độ khít, các miếng lót chậu cây, bể,… để bảo vệ sàn gỗ công nghiệp, hoặc sử dụng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor – dẹp tan mối lo ngấm nước!

3. Không để ván sàn công nghiệp thích nghi với môi trường

Sàn gỗ cần có thời gian để thích nghi với môi trường lắp đặt, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ và độ ẩm. Nguyên tắc chung là bảo quản sàn tại địa điểm lắp đặt trong 48-72 giờ trước khi lát và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Điều này cực kỳ quan trọng và bắt buộc thực hiện với sàn gỗ tự nhiên.

Nếu không thích nghi trước thì sàn dễ bị cong vênh, co ngót.

Sàn gỗ đã thích nghi với môi trường sẽ tránh được những rủi ro khi lắp

4. Không đảm bảo nền nhà bằng phẳng

Nếu sau một thời gian sử dụng, sàn có những vết lõm thì có thể là do bề mặt nền không phẳng. Sàn phụ hoặc sàn bê tông không được phép có những điểm gồ ghề, nó ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn gỗ bên trên.

Nếu như nền nhà, sàn phụ không bằng phẳng thì cần chà, mài hay dùng các phương án san bằng trước khi lắp đặt.

5. Không sử dụng lớp lót

Sàn gỗ công nghiệp có độ dày không lớn, nó không có tính đồng nhất về cấu trúc và dễ dàng uốn cong, vì thế cần có một lớp lót bên dưới. Lớp lót có thể là một lớp xốp mỏng có tác dụng cân bằng lại chênh lệch nhỏ về độ phẳng của nền. Điều quan trọng là cần chọn lớp lót phù hợp cho việc lắp đặt sàn gỗ trong đó có yếu tố vị trí và kết cấu sàn phụ.

6. Không chừa khoảng trống các cạnh

Sàn gỗ sẽ có sự co giãn do ảnh hưởng từ môi trường, với các sản phẩm chất lượng thì tình trạng này được hạn chế nhưng không tránh được hoàn toàn. Vì thế cắt sàn, lát các tấm đầu và cuối sát chân tường sẽ dẫn đến tình trạng xô lệch. Khi lắp đặt, bạn cần để lại một khoảng trống theo khuyến cáo của nhà cung cấp.

Chừa lại một khoảng trống nhỏ giữa sàn và tường

7. Không đọc hướng dẫn của nhà sản xuất

Sàn lắp không đúng kỹ thuật chắc chắn tuổi thọ bị giảm, gây tốn kém cùng những khó chịu trong quá trình sử dụng. Đặc biệt với những người tự lắp sàn thì dễ bỏ qua bước hoàn thiện như xử lý khe hở, các đường gờ,…

Trên đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp. Ngoài ra các bạn còn có thể thay thế sàn gỗ công nghiệp bằng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor để khắc phục toàn bộ nhược điểm của ván sàn thế hệ cũ, Neo Floor rất dễ lắp đặt, thậm chí những người không chuyên hay phụ nữ cũng thực hiện được.

Đăng bởi Để lại phản hồi

VOCs và vấn đề lựa chọn sàn an toàn

Năm 2014, một báo cáo đã chỉ ra rằng hàng trăm ngôi nhà ở Mỹ đã phải đối diện với tình trạng sử dụng sàn có mức độ độc hại quá lớn. Kết quả này như một hồi chuông cảnh tỉnh tới người tiêu dùng về tính nguy hiểm của sản phẩm đối với sức khỏe và môi trường. Vậy, chúng ta cần nắm được những thông tin gì về VOCs và làm như thế nào để có những lựa chọn đúng?

VOCs là gì?

VOCs hay hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là các hóa chất có chứa carbon và được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống. Chúng dễ bay hơi và đi vào không khí ở nhiệt độ phòng. Có thể lấy một ví dụ đơn giản và dễ nhận biết đó là cồn tẩy rửa, khi vừa đổ ra chúng sẽ chuyển hóa thành khí và hòa vào không khí chúng ta hít thở.

Nhiều hóa chất gia dụng có VOCs, từ các sản phẩm tẩy rửa đến sơn, và dù không có kiến thức chuyên sâu, chúng ta cũng đã được biết về độ độc hại của chúng. Mùi của xe mới, căn phòng mới, đồ nội thất mới đa phần là do các hợp chất hữu cơ thoát ra từ trong sơn, chất kết dính hay nhựa.

VOCs là gì?

Các hợp chất hữu cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bạn có biết rằng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong nhà có thể cao gấp 10 lần ngoài trời do lưu thông không khí thấp. Thậm chí như sơn nhà, thì mức độ có thể cao hơn 1.000 lần so với bên ngoài. Vì thế, cần phải có hệ thống thông gió thích hợp và không nên ở trong nhà ngay sau khi vừa sơn xong.

Hít phải khí chứa các hợp chất hữu cơ với lượng lớn và trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: kích ứng mắt, mũi và cổ họng; nhức đầu, buồn nôn; tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương; dị ứng da, ung thư,…

Khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các hóa chất hữu cơ khác nhau bởi có những chất có độc tính cao đồng thời cũng có những chất không có tác động xấu.

Các hợp chất hữu cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Formaldehyde, Benzen, Perchloroethylene và Methylene Chloride

Đây là bốn trong số các hợp chất hữu cơ độc hại phổ biến nhất được tìm thấy trong nhà:

Formaldehyde: Điều quan trọng cần lưu ý là có hai loại formaldehyde là phenol và urea. Phenol formaldehyde không độc nhưng có giá thành cao. Nó có thể được ứng dụng trong đồ nội thất cao cấp. Urea formaldehyde là một trong những VOCs độc nhất, và nó là một trong số ít chất gây ô nhiễm không khí trong nhà mà chủ nhà có thể đo được.

Formaldehyde

Perchloroethylene: Đây là hóa chất được sử dụng trong giặt hấp và các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy nó có thể gây ung thư ở động vật. Nó thường hiện diện trong những ngôi nhà lưu trữ đồ giặt khô đã qua xử lý không đúng cách.

Benzen: Benzen là một hóa chất phổ biến được tìm thấy trong môi trường của chúng ta, từ các nguồn như khói thuốc lá, nhiên liệu lưu trữ, sơn, dung môi và khí thải ô tô trong các ga ra. Sàn nhà đã hoàn thiện nhưng kém an toàn có thể thải ra một lượng lớn benzen.

Methylene Chloride: VOC này có trong chất tẩy sơn, chất tẩy keo dính và sơn phun aerosol. Điều làm cho nó trở nên nguy hiểm là cơ thể chuyển hóa methylene chloride thành carbon monoxide. Tình trạng phơi nhiễm quá mức dẫn đến các triệu chứng giống như ngộ độc carbon monoxide. Với hợp chất này, chỉ sử dụng ngoài trời bất cứ khi nào có thể, không bao giờ được dùng trong phòng đóng cửa.

Vì sao formaldehyde được sử dụng trong sàn?

Formaldehyde là một trong những hợp chất hóa học được nghiên cứu và hiểu rõ nhất trong thương mại. Nó được biết đến với đặc tính chống vi khuẩn và bảo quản. Mặc dù nó được biết đến với những thông tin tiêu cực nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng nó là một hợp chất tự nhiên trong cơ thể và được sử dụng trong nhiều sản phẩm từ đồ chăm sóc cá nhân, đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thậm chí là một số loại vắc xin!

Formaldehyde là một thành phần trong keo được sử dụng để liên kết các lớp gỗ, dăm gỗ, sợi gỗ,… rất khó thay thế formaldehyde trong quá trình này đồng thời cũng nó có lợi về mặt kinh tế. Nó cũng có thể được tìm thấy trong một số chất hoàn thiện sàn hoặc keo được sử dụng để lắp đặt sàn gỗ công nghiệp, sàn kỹ thuật,…

Vì sao formaldehyde được sử dụng trong sàn?

Giới hạn phát thải formaldehyde

Tại Đức và các nước châu Âu, tiêu chuẩn ván gỗ công nghiệp được phân cấp theo nồng độ phát thải formadehyde từ E0, E1, E2 trong đó E0 có nồng độ phát thải tiệm cận 0, nồng độ cao dần lên E1 và E2. Chỉ số phát thải được đo bằng nhiều phương pháp khác nhau và dựa vào đó để xếp loại sản phẩm, đánh giá mức độ an toàn của chúng.

Hiện tại, châu Âu chỉ chấp nhận cho sử dụng ván đạt tiêu chuẩn tối thiểu là E1. Theo quy định mới của Đức, ván sợi thuộc cấp độ phát thải E1 phải có giá trị đo theo phương pháp chiết giới hạn là 7mg/100g ván khô và ngưỡng cao nhất là 8mg/100g ván khô.

Toàn bộ các sản phẩm Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor phân phối đều đạt chứng nhận Floorscore, gần như không phát thải formaldehyde. Và thực tế hiện nay thị trường Việt Nam vẫn cho phép sử dụng các sản phẩm gỗ công nghiệp ở mức E2.

Giảm phơi nhiễm VOCs tại nhà

Nhà ở có nhiều nguồn phát thải các hợp chất dễ bay hơi. Vì thế, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

– Mở cửa sổ khi có thể nhằm tăng cường lưu thông không khí, giúp loại bỏ hợp chất tích tụ.
– Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nguy hiểm nào như chất tẩy sơn, sơn, thuốc xịt bọ hoặc chất hoàn thiện sàn.
– Mua sản phẩm từ các nguồn đáng tin cậy.
– Không tích trữ đồ đạc không còn sử dụng.
– Sử dụng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor và các sản phẩm gỗ đạt tiêu chuẩn về nồng độ phát thải.

Giảm phơi nhiễm VOCs tại nhà

Formaldehyde có hại cho sức khỏe nhưng không nguy hiểm khi chúng ta tiếp xúc với một lượng nhỏ. Các quy định về tiêu chuẩn phát thải cũng rất rõ ràng đối với các sản phẩm, vì thế người tiêu dùng hoàn toàn có thể kiểm soát để có không gian sống an toàn bằng việc lựa chọn đúng. Đối với sàn gỗ, hãy tìm hiểu thông tin về nồng độ phát thải trên bao bì trước khi mua bạn nhé!