Đăng bởi Để lại phản hồi

PHÀO / LEN CHÂN TƯỜNG LÀ GÌ? KỸ THUẬT LẮP ĐẶT PHÀO CHÂN TƯỜNG BỀN ĐẸP

Ngoài việc lắp sàn sao cho đúng kỹ thuật thì phần ván chân tường hay còn gọi là len tường, phào chân tường cũng là một trong những phần quan trọng không kém. Phào chân tường là một loại nẹp được dùng để ốp chân tường, nối tiếp giữa mặt sàn nhà và tường.

Phào chân tường

Phào chân tường công nghệ SPC NEO FLOOR là gì?

Sử dụng phào chân tường công nghệ SPC với cấu tạo từ  bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC ngày càng được ưa chuộng

Đây hiện là một trong những dòng phào chỉ chân tường cao cấp hàng đầu trên thị trường. Chính cốt liệu đạt chuẩn cùng nhà máy sản xuất phào nẹp công nghệ SPC quy mô đã giúp Neo Floor đáp ứng tốt yêu cầu khắt khe của không ít đối tác.

Hiện nhiều công trình dùng phào ốp chân tường để che lấp đi khoảng trống ở phần chân tường kết nối với ván sàn. Dòng này thường có kích thước tiêu chuẩn 2400 x 60/80 x 12(mm). Do vậy các khuyết điểm giãn nở của vật liệu do tác động của môi trường, độ ẩm, thời tiết,… gây nên sẽ được cải thiện, kiểm soát chặt chẽ hơn.

Cấu tạo Phào chân tường công nghệ SPC

Bảng sau đây sẽ giúp bạn sớm biết rõ về cấu tạo của phào chân tường công nghệ SPC. Hiện dòng này được kết cấu từ bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC.

Phào chân tường công nghệ SPC có cấu tạo ba lớp ưu việt

Đây là những cốt liệu đang trở thành xu hướng ở thị trường Châu Âu. Phào nẹp công nghệ SPC thân thiện với môi trường và có độ bền vượt trội.

Lớp lõi SPC

  • Lõi phào được làm từ  bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC cùng phụ gia với tỷ lệ nhất định.
  • Sự kết hợp hoàn hảo giữa các da kể trên giúp sản phẩm chịu lực, tránh co ngót, cong vênh.
  • Phào hạn chế tối đa độ biến dạng, giãn nở trước ảnh hưởng của yếu tố môi trường giúp công trình bền đẹp trường tồn với thời gian.

Lớp hình ảnh

  • Lớp vật liệu hay còn gọi là lớp Film được in công nghệ 4K hiện đại.
  • Phần này mô phỏng dạng vân đá hoặc vân gỗ tự nhiên, nhân tạo rất sắc nét, chân thực.
  • Đây là yếu tố giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, tạo vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, tinh tế cho không gian bài trí.
  • Bộ sưu tập vân đá, vân gỗ còn được nhiều gia chủ tận dụng như một phép tính phong thủy để thêm vượng khí, vận may cho gia đình mình.

Lớp bề mặt

  • Lớp bề mặt còn được gọi là lớp chống xước. Phần này có độ bóng mờ nên củng cố vẻ đẹp chân thực của lớp film.
  • Đây cũng là phần bảo vệ sản phẩm chống lại ảnh hưởng của tia UV gây phai bạc màu cho phào chỉ.
  • Ngoài ra nhờ đó, quý gia chủ còn dễ dàng vệ sinh, làm sạch vì bề mặt dòng chỉ chân tường này không bám bụi, chống loang ố tốt.

Ưu điểm vượt trội của phào chân tường công nghệ SPC

Các đánh giá khách quan sau về phào chân tường công nghệ SPC sẽ giúp bạn thêm hiểu về dòng này. Những điểm cộng dưới đây đã giúp sản phẩm của Neo Floor được không ít khách hàng thông thái tin dùng:

Sử dụng phào chân tường công nghệ SPC tránh co ngót, ẩm mốc, thấm và ngấm vượt trội

  • Sản phẩm có kết cấu ba lớp cứng vững, đảm bảo có độ bền dài lâu theo thời gian.
  • Thành phần từ  bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC rất thân thiện với môi trường, không sinh ra chất độc khi gặp nhiệt độ cao, tia UV từ nắng gắt. Do đó, sản phẩm còn bảo vệ sức khoẻ người dùng tốt hơn.
  • Phào có khả năng chống lại hiện tượng giãn nở, co ngót trước ảnh hưởng của môi trường. Đây là giải pháp giúp không gian thêm thẩm mỹ, tránh hư hại dài lâu.
  • Quá trình thi công nhanh chóng giúp gia chủ tối ưu chi phí và thời gian hiệu quả.
  • Phào chân tường công nghệ SPC chống thấm và ngấm ngược gây ẩm mốc.

Mục đích chính của việc sử dụng phào chân tường      

  • Để che khuyết điểm tại chỗ nối giữa các khe tường.
  • Tăng tính thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho tường hay những khoảng trống của sàn.
  • Kỹ thuật lắp đặt phào chân tường đúng sẽ giúp chống nấm mốc cho chân tường.

Với thiết kế đa dạng về màu sắc và đa chiều, việc sử dụng phào nẹp để trang trí sẽ giúp tạo điểm nhấn trong trang trí nội thất. Phào chân tường có độ cao tiêu chuẩn là 8cm.

Chuẩn bị

Máy cắt, máy bắn đinh

Bột màu

Súng bắn keo, keo

Thước dây, bút chì…

Ván chân tường

Búa đinh, đinh

Mắt kính bảo hộ

Các bước lắp đặt phào chân tường

Bước 1: Xử lý bề mặt chân tường

Cần phải kiểm tra các khu vực lắp đặt phào chân tường để đảm bảo không có vụn xi măng, hay bề mặt bị lồi lõm.

Nếu có vết bẩn hay mới lắp đặt bị lồi lõm thì phải làm sạch để cho việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn, thao tác lắp đặt đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ hơn.

Bước 2: Đo kích thước và đánh dấu

Dùng thước đo bề mặt chân tường cần lắp đặt và cắt chân tường với độ dài tương ứng

Bước 3: Cắt phào chân tường

Dùng máy cắt để cắt theo độ dài yêu cầu, trong quá trình cắt nên lưu ý rằng:

  • Khi cần ghép 2 thanh trên cùng 1 bức tường, bạn nên ghép với 1 góc 30 độ
  • Ở vị trí góc tường nên ghép với góc 45 độ

Bước 4: Cố định chân tường

Sử dụng súng bắn đinh để cố định chân tường vào với bờ tường

Lưu ý các vị trí nối nhau hoặc góc tường thì nên bắn thêm 1 đến 2 đinh. Ngoài ra, không nên bắn nhiều đinh để tránh mất thẩm mỹ của chân tường

Cố định vị trí của các mẫu thanh phào vào tường và khoảng cách giữa 2 đoạn bắn đinh là khoảng 30 – 50cm

Bước 5: Che mối nối

Sử dụng keo để che lấp mối nối và kẽ hở giữa tường và phào chân tường.

Và để che đi các vết đinh chúng ta bắn vào các ván chân tường nên sử dụng bột màu và keo silicone để che đi các mặt đinh trên các mẫu len.

Trên đây là những bước xử lý đúng kỹ thuật dành cho phào chân tường. Neo Floor hi vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích!

Đăng bởi Để lại phản hồi

7 lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp

Việc lắp đặt sàn gỗ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả ứng dụng cũng như tuổi thọ của sản phẩm. Vì thế, Quý khách hàng cần tránh những sai lầm sau.

1. Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp sai khu vực

Một sai lầm thường gặp đó là không cân nhắc về khu vực sẽ lát sàn để chọn vật liệu phù hợp. Đối với sàn gỗ công nghiệp, những nơi có độ ẩm cao sẽ khiến sàn không thể phát huy được công năng sử dụng. Nhà bếp, nhà tắm, lối ra vào ngoài trời,… nên dùng gạch, sàn gỗ vi nhựa, sàn đá công nghệ SPC,… thay vì sàn gỗ công nghiệp.

Mặc dù sàn gỗ công nghiệp có khả năng kháng ẩm khá tốt nhờ cốt gỗ HDF, hèm khóa kín hay hoàn thiện bằng keo dán nhưng đây vẫn không phải là lựa chọn tốt nhất cho nơi ẩm ướt. Nếu sử dung ở các khu vực này thì sẽ phải thay thế thường xuyên dẫn đến tốn kém

Không lắp đặt sàn gỗ ở khu vực có độ ẩm quá cao

2. Không có phương án chống ẩm cho sàn

Khi lắp đặt, chúng ta thường chú ý đến thẩm mỹ hơn là những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng sàn. Các mối nối giữa những tấm ván sàn gỗ không được khớp kín hay các vật dễ làm ướt sàn như chậu cây, bể cá chính là nguyên nhân khiến cho độ ẩm xâm nhập và phá hủy sản phẩm.

Khách hàng có thể tìm hiểu về các loại keo chống thấm, lựa chọn sàn có hèm khóa tối ưu về độ khít, các miếng lót chậu cây, bể,… để bảo vệ sàn gỗ công nghiệp, hoặc sử dụng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor – dẹp tan mối lo ngấm nước!

3. Không để ván sàn công nghiệp thích nghi với môi trường

Sàn gỗ cần có thời gian để thích nghi với môi trường lắp đặt, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ và độ ẩm. Nguyên tắc chung là bảo quản sàn tại địa điểm lắp đặt trong 48-72 giờ trước khi lát và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Điều này cực kỳ quan trọng và bắt buộc thực hiện với sàn gỗ tự nhiên.

Nếu không thích nghi trước thì sàn dễ bị cong vênh, co ngót.

Sàn gỗ đã thích nghi với môi trường sẽ tránh được những rủi ro khi lắp

4. Không đảm bảo nền nhà bằng phẳng

Nếu sau một thời gian sử dụng, sàn có những vết lõm thì có thể là do bề mặt nền không phẳng. Sàn phụ hoặc sàn bê tông không được phép có những điểm gồ ghề, nó ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn gỗ bên trên.

Nếu như nền nhà, sàn phụ không bằng phẳng thì cần chà, mài hay dùng các phương án san bằng trước khi lắp đặt.

5. Không sử dụng lớp lót

Sàn gỗ công nghiệp có độ dày không lớn, nó không có tính đồng nhất về cấu trúc và dễ dàng uốn cong, vì thế cần có một lớp lót bên dưới. Lớp lót có thể là một lớp xốp mỏng có tác dụng cân bằng lại chênh lệch nhỏ về độ phẳng của nền. Điều quan trọng là cần chọn lớp lót phù hợp cho việc lắp đặt sàn gỗ trong đó có yếu tố vị trí và kết cấu sàn phụ.

6. Không chừa khoảng trống các cạnh

Sàn gỗ sẽ có sự co giãn do ảnh hưởng từ môi trường, với các sản phẩm chất lượng thì tình trạng này được hạn chế nhưng không tránh được hoàn toàn. Vì thế cắt sàn, lát các tấm đầu và cuối sát chân tường sẽ dẫn đến tình trạng xô lệch. Khi lắp đặt, bạn cần để lại một khoảng trống theo khuyến cáo của nhà cung cấp.

Chừa lại một khoảng trống nhỏ giữa sàn và tường

7. Không đọc hướng dẫn của nhà sản xuất

Sàn lắp không đúng kỹ thuật chắc chắn tuổi thọ bị giảm, gây tốn kém cùng những khó chịu trong quá trình sử dụng. Đặc biệt với những người tự lắp sàn thì dễ bỏ qua bước hoàn thiện như xử lý khe hở, các đường gờ,…

Trên đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục khi lắp đặt sàn gỗ công nghiệp. Ngoài ra các bạn còn có thể thay thế sàn gỗ công nghiệp bằng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor để khắc phục toàn bộ nhược điểm của ván sàn thế hệ cũ, Neo Floor rất dễ lắp đặt, thậm chí những người không chuyên hay phụ nữ cũng thực hiện được.

Đăng bởi Để lại phản hồi

CÁCH TÌM THỢ THI CÔNG SÀN PHÙ HỢP VÀ GIÁ RẺ ?

Thi công chuyên nghiệp giúp sàn nhà hoàn thiện hoàn hảo nhất.

Bạn quyết định sử dụng sàn gỗ, sàn đá công nghệ SPC và đang có nhu cầu để tìm một người thợ lắp sàn dùng cho căn hộ của mình. Vậy hãy theo dõi bài viết sau đây của Neo Floor để tìm hiểu về quy trình lắp sàn cũng như cách chọn được thợ lắp sàn phù hợp nhé!

Quá trình lắp sàn gỗ công nghiệp, sàn đá công nghệ SPC

Quá trình lắp đặt bao gồm có 3 công đoạn chính, đó là: lắp đặt phần ván sàn, kết thúc lắp sàn và lắp đặt phần chân tường ( phào, nep )

Công đoạn 1: lắp đặt phần ván sàn

Bước 1: Cần phải kiểm tra và xử lý sơ qua phần mặt sàn. Trước khi thực hiện lắp đặt, bề mặt của nền cần phải được làm phẳng một cách kỹ càng, xử lý, mài những chỗ còn gồ ghề để khiến chúng trở nên thật phẳng. Sau đó làm sạch kỹ lưỡng bề mặt sàn.

Bước 2: Trải một lớp lót sàn ( Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor đã được tích hợp đế lót bên dưới sản phẩm nên có thể bỏ qua bước này, rút ngắn thời gian lắp đặt )

Lớp lót sàn ở đây còn có tác dụng để chống ẩm và hạn chế bớt tiếng ồn của sàn gỗ trong suốt quá trình sử dụng.

Trải tấm lót xuống ở phần mặt có tráng nilon ở phía dưới và ngăn cách với chân tường tầm khoảng 40mm.

Dùng băng keo chuyên dụng để dính vào giữa của 2 lớp lót với nhau hoặc là có thể  đặt chúng chồng lên nhau.

Bước 3: Tiến hành quá trình lắp đặt phần ván sàn

Công đoạn này bắt đầu từ việc ghép các tấm ván sàn từ phía góc trái của căn phòng và luôn lát theo như chiều của nguồn sáng để có thể làm nổi được vân của gỗ. Các mép nối của phần đầu mỗi tấm ván cần được ghép so le với nhau.

Cần duy trì được khoảng cách cần có giữa mép phía chân tường với phần sàn gỗ và giữ khoảng cách khoảng 10mm giữa các tấm ván sàn gỗ. Đây chính là khoảng cách an toàn để cho phần sàn gỗ có thể giãn nở mà không gây hư hại. Đối với Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor không giãn nở cong vênh, công nghệ hèm khoá tiên tiến nhất của Châu Âu giúp sản phẩm không cần phải giữ khoảng cách giữa các mối ghép. tạo thành 1 khối liền mạch và đẹp mắt

Công đoạn 2: Kết thúc sàn

Bước cuối cùng có thể kể đến trong quá trình lát sàn là sử dụng phào hoặc nẹp để có thể kết thúc việc lắp sàn với một tấm ghép cuối cùng.

Che kín phần khoảng cách tồn tại giữa tấm ván cuối cùng và phần chân tường bởi tấm phào chân tường hoặc là nẹp kết thúc.

Công đoạn 3: Lắp phào chân tường

Loại phào chân tường được dùng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường chính là phào bằng gỗ MDF được phủ vân gỗ.

Khi trong quá trình lắp ghép, cần phải cố định phào với phần chân tường bằng một loại đinh chuyên dụng được dùng để đóng phào.

Cuối cùng, cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng lại toàn bộ sàn, tra phần keo silicon vào trong những khe hở gần sát với tường và phần khung cửa.

 

Những tiêu chí để tìm chọn thợ lắp sàn

  • Cần chọn được thợ thi công lành nghề đã được đào tạo một cách bài bàn và chuyên thi công, lắp đặt được những loại sàn cho các công trình với chất lượng cao và độ thẩm mỹ đẹp.
  • Luôn luôn cập nhật tay nghề của mình và có thể thi công được những loại sàn mới với các phương pháp mới nhất (từ đó hạn chế tối đa được những sự co ngót thường gặp của sàn gỗ tự nhiên)
  • Có phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng đảm bảo tiến độ bàn giao cho khách hàng ngay cả trong những trường hợp cần lắp đặt khẩn cấp.
  • Có chế độ bảo hành tận tình và chu đáo, có hướng dẫn sử dụng sàn một cách cẩn thận cho khách hàng ngay sau khi đã thi công lắp đặt xong.
  • Giá cả thi công lắp đặt sàn cần đảm bảo là tốt nhất dành cho khách hàng, có cả dịch vụ hỗ trợ tối đa tất cả các hạng mục liên quan như dịch chuyển đồ đạc và cắt bớt cửa gỗ trong những trường hợp cần thiết.

Tóm lại

Việc lắp đặt được phần sàn đẹp và phù hợp chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ và độ an toàn cho ngôi nhà của bạn. Bởi vậy, chọn được một người thợ lắp sàn chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Nếu như, bạn cần tư vấn hay còn bất kỳ thắc mắc về sản phẩm hãy liên hệ với Neo Floor để được giải đáp tận tình nhé!

Hotline Kinh Doanh Nội Địa: 0911.381.556