Đăng bởi Để lại phản hồi

Lợi thế vượt trội của sàn đá công nghệ SPC Neo Floor cho các tòa nhà cho thuê

Nếu bạn là sở hữu hoặc đang quản lý các tòa nhà cho thuê, bạn sẽ hiểu rõ việc chọn đúng loại sàn phù hợp là điều quan trọng.

Bạn muốn độ bền cao, ít phải bảo dưỡng và thu hút khách thuê. Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor là một lựa chọn hoàn hảo cho các tòa nhà/ văn phòng cho thuê. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Độ bền

Một trong những lợi thế tốt nhất của Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor là độ bền cao.

Được làm từ nhựa nguyên sinh và bột đá siêu mịn, sàn có khả năng chống xước và mài mòn tốt. Sàn phù hợp với những không gian có lượng di chuyển lớn, dễ gặp các tình huống rơi hoặc xước xát như phòng khách, hành lang, phòng bếp…

Ít cần bảo dưỡng

Lợi thế khác của Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor là ít cần bảo dưỡng, chăm sóc. Chúng rất dễ làm sàn và không yêu cầu các phương pháp chăm sóc hoặc hoàn thiện đặc biệt. Tất cả chỉ cần một chiếc khăn hoặc chổi lau ẩm để làm sạch bề mặt sàn. Điều này là lựa chọn tối ưu cho các không gian cho thuê, làm giảm thời gian và công sức làm sạch cũng như bảo trì, bảo dưỡng sàn.

Ứng dụng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor tại công trình văn phòng

Chống thấm nước

Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor cũng có khả năng chống thấm nước, điều mà các không gian cho thuê rất cần. Có nghĩa là bạn không cần lo lắng quá nhiều về các vấn đề liên quan đến nước như bị đổ hay rò rỉ nước, rất thích hợp để sử dụng trong các không gian phòng tắm, phòng bếp, hay khu để máy giặt, máy sấy.

Giá thành phù hợp

Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor có giá thành phù hợp hơn so với sàn gỗ, sàn gạch hay đá thông thường, khắc phục được toàn bộ nhược điểm của các loại sàn lát thế hệ cũ mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như cảm giác êm ái.

Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor dạng vân gỗ, vân đá và các kiểu dáng lắp đặt.

Tính linh hoạt

Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor ứng dụng trong cửa hàng Vua Nệm

 

Cuối cùng, Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor mang đến đa dạng mẫu mã và màu sắc, là giải pháp vượt trội tối ưu cho gia chủ, giúp cho khách hàng linh hoạt lựa chọn cho không gian cho thuê. Bạn có thể chọn tùy thích mẫu mã, màu sắc của sàn sao cho phù hợp với đồ nội thất hiện có hoặc tạo ra một cái nhìn mới cho không gian. Điều này cũng giúp cho các khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định khi muốn tạo nên một không gian có tính kết nối giữa một công trình đa chức năng.

Nhìn vào những điểm tích cực mà Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor mang lại, sản phẩm này thực sự là lựa chọn phù hợp để lắp đặt trong các công trình cho thuê vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí mà vẫn tăng tính hấp dẫn cho công trình.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Hiểu về vật liệu xanh

Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây nên hiệu ứng nhà kính. Trước những vấn đề đáng báo động đó, việc phát triển vật liệu xanh là xu hướng tất yếu và cần thiết. 

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, năm 2015 lượng phát thải khí nhà kính của sản xuất vật liệu xây dựng khoảng 63 triệu tấn CO2 tương đương. Nhưng đến năm 2020 đã tăng lên 87 triệu tấn CO2 tương đương. Dự báo đến năm 2030 có thể lên đến 125 triệu tấn CO2 và lên 148 triệu tấn CO2 năm 2050.

Những ‘con số’ đáng báo động này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, cần có những thay đổi để tạo nên cuộc cách mạng xanh toàn diện. Đây cũng là bước ngoặt để vật liệu xanh phát huy tối đa vai trò của mình trong việc tạo nên không gian sống xanh, bảo vệ môi trường.

Vật liệu xanh là gì? 

Vật liệu xanh là những loại vật liệu ít tác động nhất tới môi trường và không gây hại cho sức khỏe con người trong suốt quá trình thu thập nguyên liệu, sản xuất, đến ứng dụng và sau khi hết vòng đời sử dụng.

Một vật liệu xanh có tính ứng dụng và hiệu quả cao phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như:

  • Không độc hại dựa trên mức độ ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và sau khi sử dụng
  • Khả năng tái chế hoặc tái sử dụng cao
  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên cũng như tiết kiệm nhiên liệu
  • Vòng đời sử dụng cao, có thể sử dụng lâu dài và độ tiêu hao vật liệu thấp
  • Ảnh hưởng tốt đến môi trường hoặc ít có ảnh hưởng đến môi trường, lượng phát thải thấp hoặc bằng 0
kienviet-vat-lieu-xanh-2.jpgSử dụng vật liệu xanh góp phần bảo vệ môi trường sống. Ảnh: Báo Xây dựng

 

Vật liệu xây dựng xanh có thể chia thành 4 nhóm:

  1. Vật liệu xây dựng sinh thái

Là loại vật liệu với đặc điểm thân thiện với môi trường. Trong toàn bộ vòng đời của vật liệu, ngoài đáp ứng các yêu cầu cơ bản của vật liệu chúng còn là vật liệu xây dựng tự nhiên nhất cho môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và ít phải xử lý.

  1. Vật liệu lành mạnh

Đặc điểm của loại vật liệu này là tốt cho sức khỏe, phát thải thấp, ít gây ô nhiễm môi trường, ít mùi, ít gây nguy hiểm sinh lý. Chủ yếu các vật liệu này nhằm mục đích giảm phát thải khí formaldehyde và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thấp, ví dụ như Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor

  1. Vật liệu xây dựng tái tạo

Đây là những vật liệu xây dựng có mức độ xử lý thấp, tiêu thụ ít năng lượng, phát thải khí CO2 thấp, phát thải ô nhiễm thấp, dễ phân huỷ tự nhiên, có thể tái sử dụng, phù hợp hệ sinh thái công nghiệp địa phương và không có khủng hoảng khan hiếm.

  1. Vật liệu hiệu suất cao

Những vật liệu này có thể khắc phục các khuyết điểm về hiệu suất của vật liệu xây dựng truyền thống để nâng cao chất lượng hiệu quả như khả năng kiểm soát tiếng ồn, chống ẩm, chống nước, cách ấm, giữ nước…

kienviet-vat-lieu-xanh-5.jpgTòa nhà Ecohome 2 và Ecohome 3 (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sử dụng vật liệu xanh là kính Low-E cho những tòa nhà hướng Tây, ngăn chặn nhiệt và tia UV hiệu quả. Ảnh: VNEconomy

 

Việc sử dụng vật liệu xanh mang lại nhiều ưu điểm và lợi ích đáng kể đối với ngành công nghiệp cũng như chính người trực tiếp sử dụng như: chất lượng sản phẩm cao, tuổi thọ dài; tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; giảm các chi phí phát sinh so với vật liệu thông thường, an toàn cho người sử dụng và dễ dàng tái chế.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường vật liệu xanh

Vật liệu xanh ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Theo thống kê trên trang Market Research.biz, nhu cầu về thị trường vật liệu xây dựng xanh trong những năm tới tăng mạnh mẽ, dự kiến sẽ đạt 562,7 tỷ USD vào năm 2028, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 10,1%.

Tốc độ gia tăng nhu cầu sử dụng của vật liệu xanh có sự tác động của nhiều yếu tố: Thứ nhất, nhận thức về môi trường ngày càng tăng thúc đẩy sự phát triển của thị trường vật liệu xây dựng xanh toàn cầu. Ngày càng có nhiều các đơn vị áp dụng biện pháp bền vững, trong đó bao gồm cả xây dựng. Bên cạnh đó, các hoạt động xây dựng tác động đáng kể đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí và sử dụng nhiều năng lượng. Do đó việc sử dụng các loại vật liệu xanh để thay thế là điều cần thiết.

Nhận thức và yêu cầu của người dân ngày càng tăng cao về chất lượng không gian sống, đòi hỏi một môi trường sống an toàn, chất lượng, đảm bảo các yếu tố sống sạch, sống xanh. Vì vậy, buộc các chủ đầu tư, nhà sản xuất vật liệu phải đưa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu này.

kienviet-vat-lieu-xanh-3.jpgNgười dân ngày càng quan tâm đến chất lượng môi trường và không gian sống. Ảnh: VNtrip

 

Cuối cùng, chính sách cởi mở của nhà nước, khuyến khích phát triển và sử dụng các loại vật liệu xanh. Tại Việt Nam, các chính sách được thể hiện thông qua cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính theo nghị quyết COP26, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; Quyết định số 567/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung. Đây là xu hướng phát triển đúng đắn nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch bằng đất sét nung gây ra nhiều khí thải.

Vật liệu xanh vẫn gặp phải nhiều thách thức

Sự có mặt của vật liệu xanh giải quyết được những vấn đề gây nhức nhối hiện nay như ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng tiêu hao và tài nguyên môi trường. Đồng thời giúp môi trường sống trở nên trong lành, thoải mái, tăng cường sức khỏe và tinh thần cho con người.

kienviet-vat-lieu-xanh-4.jpgCông trình Genesis School (Tây Hồ, Hà Nội) sử dụng sơn, lớp phủ và sàn có hàm lượng VOC thấp, an toàn cho người sử dụng. Ảnh: Genesis School

Vật liệu này cũng góp phần tạo nên kiến trúc xanh bền vững, làm đẹp cho công trình, là một trong những xu hướng mới hiện nay để góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, tại Việt Nam vật liệu xanh đang chiếm thị phần tương đối khiêm tốn.

Trên thế giới, khái niệm vật liệu xanh xuất hiện từ những năm 1900 và dần đóng vai trò quan trọng để quản lý vận hành công trình ở hơn 100 quốc gia lãnh thổ. Riêng tại Việt Nam, thuật ngữ này chỉ mới có mặt gần đây, từ những năm 2005-2010.

Theo công bố của Bộ xây dựng, tính đến năm 2023, sau gần 20 năm nỗ lực phát triển, Việt Nam mới đạt khoảng 300 công trình trong đó có sử dụng vật liệu xanh.  Con số khiêm tốn như vậy đủ để thấy mặc dù tiềm năng nhưng để phát triển vật liệu xanh như chìa khóa tương lai là điều không dễ dàng. Vẫn còn nhiều thách thức đối với vật liệu này như: Chủ đầu tư chưa hiểu rõ về công trình xanh, vật liệu xanh; khó khăn về tiếp cận và đảm bảo nguồn vốn đầu tư; giá thành vật liệu cao; thiếu nhân lực chất lượng cao; chưa có công cụ pháp lý để đánh giá quản lý công trình xanh, vật liệu xanh.

Vì vậy, để tạo được chỗ đứng, ngoài ưu điểm vượt trội, rất cần có sự chung tay của nhiều bên để đưa những sản phẩm vật liệu xanh như Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor trở thành giải pháp tối ưu bảo vệ môi trường.

Nguồn: Hương Vũ

Đăng bởi Để lại phản hồi

Xu hướng sử dụng họa tiết hình học trong trang trí nội thất

Họa tiết hình học đã xuất hiện trong những không gian sống hiện đại. Nó góp phần tạo nên sự mới mẻ và kích thích trí tưởng tượng của con người. Vậy xu hướng này hình thành và biến đổi như thế nào trên đồ nội thất? Hãy cùng Neo Floor tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hình dạng đa dạng của các họa tiết hình học

Họa tiết hình học được sử dụng nhiều để trang trí cho các món đồ nội thất gia đình. Sự đa dạng về hình thái và cách thể hiện đã khiến cho những chi tiết này đặc biệt thu hút và trở thành điểm nhấn trong décor nhà ở. Các họa tiết có thể được biến tấu từ hình vuông, hình ngũ giác, lục giác hay họa tiết hình kim cương… Lưu ý khi sử dụng những họa tiết hình học trong không gian chính là tính tiết chế. Không nên sử dụng quá nhiều chi tiết ở cùng một không gian vì nó rất dễ gây rối mắt, thậm chí làm giảm hiệu quả thẩm mỹ.

 

Chất liệu thể hiện họa tiết hình học

Cảm hứng đối với họa tiết dạng hình có mặt ở khắp mọi nơi, với đa dạng các chất liệu. Nhưng phát huy hiệu quả nhất có lẽ là chất liệu vải. Những mẫu họa tiết hình học xuất hiện trên rèm cửa, gối trang trí, thảm hay chăn ga gối vô cùng hút mắt và dễ dàng thể hiện cá tính.

Tường và sàn nhà cũng là những nơi sử dụng nhiều họa tiết. Ngày nay, việc tìm kiếm những mẫu chất liệu dán tường có họa tiết hình đã không còn quá khó khăn. Đặc biệt đối với sàn nhà, việc thiết kế các mẫu sàn có họa tiết hình học đang trở thành xu hướng mới thu hút những gia chủ thực sự chú trọng thiết kế không gian và yêu cầu tính thưởng thức cao cho ngôi nhà.

Các họa tiết sàn được biến đổi và đa dạng hóa, không chỉ qua cách lắp đặt sàn mà bản thân mỗi tấm gỗ lát sàn cũng trở thành một tác phẩm mang tính trang trí. Đó là địa hạt của ván sàn nghệ thuật – art parquet. Bên cạnh đó, những tầm ốp tường hình học cũng mang đến màu sắc mới cho không gian, gỡ bỏ đi sự trống trải và thay thế một cách hữu hiệu cho những bức tranh hay họa tiết trang trí truyền thống.

Mẫu hình học được lấy cảm hứng từ nhiều phong cách thiết kế và nền văn hóa khác nhau. Nhưng trong đó nổi bật có thể kể đến các thiết kế họa tiết hình từ Hồi giáo. Những chi tiết này thường lấy cảm hứng từ những di sản kiến trúc cổ trong các đền thờ của người Hồi giáo, từ miền nam Tây Ban Nha, qua Bắc Phi đến Bán đảo Ả Rập.

Họa tiết hình học trong kiến trúc Ả rập

Họa tiết hình học trong kiến trúc Ả rập

Người Hồi ưa chuộng những chi tiết thủ công truyền thống, sử dụng những hình thái đơn giản để thể hiện như hình lục giác, hình con suốt hoặc hình vuông. Các khuôn hình nối tiếp nhau tạo hiệu ứng về thị giác trên bề mặt trang trí vô cùng ấn tượng.

Những lưu ý khi sử dụng họa tiết hình học

Nếu bạn sử dụng họa tiết hình học để trang trí trên mảng tường lớn, cần lưu ý đến hoa văn khi lựa chọn. Những họa tiết quá lớn xuất hiện nhiều lần sẽ khiến cho bức tường hoặc sàn nhà trở nên “bí bức” tạo cảm giác bị “lấn chiếm” không gian.

Bên cạnh đó, những không gian nhỏ hẹp có thể sử dụng họa tiết kiểu thiết kế hình học 3D để tạo ảo giác không gian rộng hơn so với thực tế.

Sàn gỗ nghệ thuật trong ứng dụng phòng tắm

Sàn gỗ nghệ thuật trong ứng dụng phòng tắm

Tông màu cũng là một đặc điểm quan trọng khi lựa chọn các họa tiết. Đối với các họa tiết sàn và tường, nên sử dụng tông màu ấm hoặc màu ghi nhẹ/tông xanh dịu mắt để cảm nhận sự bình ổn và lịch sự cho căn phòng. Với những chi tiết trang trí tạo điểm nhấn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những tông màu ấm thậm chí nổi bật để thể hiện phong cách riêng.

Đăng bởi Để lại phản hồi

PHÀO / LEN CHÂN TƯỜNG LÀ GÌ? KỸ THUẬT LẮP ĐẶT PHÀO CHÂN TƯỜNG BỀN ĐẸP

Ngoài việc lắp sàn sao cho đúng kỹ thuật thì phần ván chân tường hay còn gọi là len tường, phào chân tường cũng là một trong những phần quan trọng không kém. Phào chân tường là một loại nẹp được dùng để ốp chân tường, nối tiếp giữa mặt sàn nhà và tường.

Phào chân tường

Phào chân tường công nghệ SPC NEO FLOOR là gì?

Sử dụng phào chân tường công nghệ SPC với cấu tạo từ  bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC ngày càng được ưa chuộng

Đây hiện là một trong những dòng phào chỉ chân tường cao cấp hàng đầu trên thị trường. Chính cốt liệu đạt chuẩn cùng nhà máy sản xuất phào nẹp công nghệ SPC quy mô đã giúp Neo Floor đáp ứng tốt yêu cầu khắt khe của không ít đối tác.

Hiện nhiều công trình dùng phào ốp chân tường để che lấp đi khoảng trống ở phần chân tường kết nối với ván sàn. Dòng này thường có kích thước tiêu chuẩn 2400 x 60/80 x 12(mm). Do vậy các khuyết điểm giãn nở của vật liệu do tác động của môi trường, độ ẩm, thời tiết,… gây nên sẽ được cải thiện, kiểm soát chặt chẽ hơn.

Cấu tạo Phào chân tường công nghệ SPC

Bảng sau đây sẽ giúp bạn sớm biết rõ về cấu tạo của phào chân tường công nghệ SPC. Hiện dòng này được kết cấu từ bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC.

Phào chân tường công nghệ SPC có cấu tạo ba lớp ưu việt

Đây là những cốt liệu đang trở thành xu hướng ở thị trường Châu Âu. Phào nẹp công nghệ SPC thân thiện với môi trường và có độ bền vượt trội.

Lớp lõi SPC

  • Lõi phào được làm từ  bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC cùng phụ gia với tỷ lệ nhất định.
  • Sự kết hợp hoàn hảo giữa các da kể trên giúp sản phẩm chịu lực, tránh co ngót, cong vênh.
  • Phào hạn chế tối đa độ biến dạng, giãn nở trước ảnh hưởng của yếu tố môi trường giúp công trình bền đẹp trường tồn với thời gian.

Lớp hình ảnh

  • Lớp vật liệu hay còn gọi là lớp Film được in công nghệ 4K hiện đại.
  • Phần này mô phỏng dạng vân đá hoặc vân gỗ tự nhiên, nhân tạo rất sắc nét, chân thực.
  • Đây là yếu tố giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, tạo vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, tinh tế cho không gian bài trí.
  • Bộ sưu tập vân đá, vân gỗ còn được nhiều gia chủ tận dụng như một phép tính phong thủy để thêm vượng khí, vận may cho gia đình mình.

Lớp bề mặt

  • Lớp bề mặt còn được gọi là lớp chống xước. Phần này có độ bóng mờ nên củng cố vẻ đẹp chân thực của lớp film.
  • Đây cũng là phần bảo vệ sản phẩm chống lại ảnh hưởng của tia UV gây phai bạc màu cho phào chỉ.
  • Ngoài ra nhờ đó, quý gia chủ còn dễ dàng vệ sinh, làm sạch vì bề mặt dòng chỉ chân tường này không bám bụi, chống loang ố tốt.

Ưu điểm vượt trội của phào chân tường công nghệ SPC

Các đánh giá khách quan sau về phào chân tường công nghệ SPC sẽ giúp bạn thêm hiểu về dòng này. Những điểm cộng dưới đây đã giúp sản phẩm của Neo Floor được không ít khách hàng thông thái tin dùng:

Sử dụng phào chân tường công nghệ SPC tránh co ngót, ẩm mốc, thấm và ngấm vượt trội

  • Sản phẩm có kết cấu ba lớp cứng vững, đảm bảo có độ bền dài lâu theo thời gian.
  • Thành phần từ  bột đá CaCO3 và nhựa nguyên sinh PVC rất thân thiện với môi trường, không sinh ra chất độc khi gặp nhiệt độ cao, tia UV từ nắng gắt. Do đó, sản phẩm còn bảo vệ sức khoẻ người dùng tốt hơn.
  • Phào có khả năng chống lại hiện tượng giãn nở, co ngót trước ảnh hưởng của môi trường. Đây là giải pháp giúp không gian thêm thẩm mỹ, tránh hư hại dài lâu.
  • Quá trình thi công nhanh chóng giúp gia chủ tối ưu chi phí và thời gian hiệu quả.
  • Phào chân tường công nghệ SPC chống thấm và ngấm ngược gây ẩm mốc.

Mục đích chính của việc sử dụng phào chân tường      

  • Để che khuyết điểm tại chỗ nối giữa các khe tường.
  • Tăng tính thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho tường hay những khoảng trống của sàn.
  • Kỹ thuật lắp đặt phào chân tường đúng sẽ giúp chống nấm mốc cho chân tường.

Với thiết kế đa dạng về màu sắc và đa chiều, việc sử dụng phào nẹp để trang trí sẽ giúp tạo điểm nhấn trong trang trí nội thất. Phào chân tường có độ cao tiêu chuẩn là 8cm.

Chuẩn bị

Máy cắt, máy bắn đinh

Bột màu

Súng bắn keo, keo

Thước dây, bút chì…

Ván chân tường

Búa đinh, đinh

Mắt kính bảo hộ

Các bước lắp đặt phào chân tường

Bước 1: Xử lý bề mặt chân tường

Cần phải kiểm tra các khu vực lắp đặt phào chân tường để đảm bảo không có vụn xi măng, hay bề mặt bị lồi lõm.

Nếu có vết bẩn hay mới lắp đặt bị lồi lõm thì phải làm sạch để cho việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn, thao tác lắp đặt đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ hơn.

Bước 2: Đo kích thước và đánh dấu

Dùng thước đo bề mặt chân tường cần lắp đặt và cắt chân tường với độ dài tương ứng

Bước 3: Cắt phào chân tường

Dùng máy cắt để cắt theo độ dài yêu cầu, trong quá trình cắt nên lưu ý rằng:

  • Khi cần ghép 2 thanh trên cùng 1 bức tường, bạn nên ghép với 1 góc 30 độ
  • Ở vị trí góc tường nên ghép với góc 45 độ

Bước 4: Cố định chân tường

Sử dụng súng bắn đinh để cố định chân tường vào với bờ tường

Lưu ý các vị trí nối nhau hoặc góc tường thì nên bắn thêm 1 đến 2 đinh. Ngoài ra, không nên bắn nhiều đinh để tránh mất thẩm mỹ của chân tường

Cố định vị trí của các mẫu thanh phào vào tường và khoảng cách giữa 2 đoạn bắn đinh là khoảng 30 – 50cm

Bước 5: Che mối nối

Sử dụng keo để che lấp mối nối và kẽ hở giữa tường và phào chân tường.

Và để che đi các vết đinh chúng ta bắn vào các ván chân tường nên sử dụng bột màu và keo silicone để che đi các mặt đinh trên các mẫu len.

Trên đây là những bước xử lý đúng kỹ thuật dành cho phào chân tường. Neo Floor hi vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích!

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tìm hiểu các loại xốp lót sàn nhà hiện nay trên thị trường

Bạn có biết, hiện nay có bao nhiêu loại xốp lót sàn gỗ, nhựa, SPC trên thị trường? Mỗi dòng sẽ có đặc điểm riêng biệt nổi bật như thế nào? Với từng loại sàn thì nên chọn loại nào để vừa phù hợp vừa đảm bảo độ bền? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn nhiều thông tin về xốp lót sàn cho công trình của bạn.

Tầm quan trọng của xốp lót cho sàn gỗ, sàn nhựa, SPC trong thi công

Vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm xốp lót sàn chính là từ nhựa PE tổng hợp. Vật liệu sẽ được kéo dài thành từng mảng, rộng, mềm mỏng và khi không dùng đến thì có thể cuộn lại.

Mút xốp lót sàn được sử dụng nhằm mục đích để tạo ra một khoảng cách cố định giữa sàn gỗ và lớp nền bê tông. Vì thế, sẽ giảm bớt được đáng kể những tác động tiêu cực bởi nhiệt độ; độ ẩm từ nền nhà. Để sản phẩm tránh xa những hiện tượng kém bền; nhanh hư hỏng thì đây chính là cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ của vật liệu.

Ngoài ra thì mút xốp lót sàn còn có chức năng cố định sàn, đồng thời cũng tránh được hiện tượng lớp vật liệu phía trên bị trôi đi.

Trên thực tế cho thấy một tấm xốp lót sàn đạt chuẩn thì sẽ luôn sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt. Trong số đó phải kể tới khả năng chống ẩm mốc; hạn chế thấm nước và cải thiện bề mặt kém bằng phẳng rất hiệu quả trước khi lót sàn gỗ hay sàn nhựa.

xốp lót sàn gỗ

Lớp xốp lót sàn cực kỳ quan trọng trong thi công sàn nhà

Các loại mút xốp lót sàn gỗ, sàn nhựa, SPC phổ biến hiện nay

Xốp trắng thông thường

Sản phẩm được thiết kế quy cách khoảng 150 x 1 x 0.002 m hoặc 100 x 1 x 0.003m (Dài x Rộng x Dày). Đây là loại xốp lót sàn giá rẻ nên khả năng tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Giá thành rẻ nên loại xốp này là lựa chọn tối ưu cho các dự án có khối lượng nhiều để tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, xốp lót sàn giá rẻ này lại có tại yếu điểm là rất dễ bị rách; sẽ để lại vết trầy xước nếu có những tác động ngoại lực quá mạnh lên bề mặt sản phẩm.

Hơn nữa, loại xốp này có lớp sóng rất lớn, nếu dùng cho các loại sàn có độ dày không phù hợp với nó thì sàn dễ bập bênh, đi không chắc chân.

Xốp trắng tráng Nilon

Sản phẩm được thiết kế quy cách 150 x 1 x 0.002 m hoặc 100 x 1 x 0.003 m. Xốp trắng tráng nilon được bổ sung thêm một lớp nilon để giúp sản phẩm gia cố thêm độ dẻo dai; có khả năng chống thấm nước, chống ẩm và mốc hiệu quả hơn.

Bề mặt của xốp có lớp sóng nhỏ, không bị gồ ghề; dễ dàng thi công nên giúp bạn ổn định vật liệu phía trên hiệu quả hơn. Đây cũng là loại xốp được nhiều chủ thầu sử dụng phổ biến cho sàn gỗ; sàn nhựa; SPC.

xốp lót sàn gỗ

Xốp trắng tráng nilon sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

Xốp trắng tráng bạc

Xốp lót sàn tráng bạc một mặt hiện là dòng sản phẩm cao cấp mà nhiều công trình ưu tiên lựa chọn. Sở hữu quy cách 150 x 1 x 0.002 m hoặc 100 x 1 x 0.003m.

Xốp trắng tráng bạc sỡ hữu độ bền khá tốt. Đặc biệt nổi bật khác là có thể chống nước, chống ẩm tuyệt đối khó trầy, rách.

Cao su xốp lót sàn

Ngoài những dòng xốp lót sàn trên, trên thị trường hiện nay còn có dòng cao su xốp lót sàn. Sản phẩm này được sản xuất từ cao su non chuyên để lót sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp.

Hiện nay, cao su xốp lót sàn được nhiều khách hàng lựa chọn và ưu tiên dùng là vì các lý do dưới đây:

  • Sản phẩm có các độ dày như: 2mm, 3mm, 5mm; với khổ rộng 1,2m dạng tròn hoặc ở dạng tấm với khổ ngang rộng khoảng 1,25 x 2,6m.
  • Bề mặt xốp không có lớp sóng nên dễ dàng thi công và đảm bảo cảm giác chắc chân khi đi lại.
  • Cao su xốp lót sàn có khả năng tiêu âm tốt, chống ồn cực kỳ tốt.
  • Lớp cao su ma sát tốt, giúp hạn chế lớp sàn phía trên bị xê dịch.
  • Cao su xốp lót sàn cao cấp sở hữu độ bền, dẻo dai, có tính đàn hồi cao và khả năng chống ẩm tuyệt vời.

xốp lót sàn gỗ

Cao su xốp lót sàn được nhiều người ưa chuộng sử dụng

Lưu ý khi chọn mua xốp lót sàn sàn gỗ, sàn nhựa

  • Loại xốp trắng tráng nilon là loại xốp lót sàn phổ biến được sử dụng nhiều cho sàn gỗ và sàn nhựa. Và là loại xốp giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được độ bền. Tuy nhiên, nếu bạn cân đối được chi phí; thì có thể dùng xốp trắng tráng bạc hoặc cao su xốp lót sàn.
  • Cần phải xử lý đối với cốt nền không bằng phẳng, nhiều vị trí lồi lõm bằng vữa tự san hoặc cán lại nền. Khuyến cáo không nên làm vậy; bởi lớp xốp lót quá dày sẽ có độ lún, đi lại không chắc chân.
  • Thông thường bạn nên sử dụng xốp có độ dày 2mm đối với sàn gỗ và sàn nhựa.
  • Không nên dán cố định xốp lót sàn xuống nền nhà. Bởi lớp sàn gỗ, sàn nhựa phía trên đè xuống đã làm xốp không thể xê dịch rồi.
  • Lựa chọn sử dụng Sàn đá công nghệ SPC Neo Floor được tích hợp sẵn lớp đế lót cao su non, giúp tiêu âm chống ồn, tạo cảm giác êm ái cho mỗi bước đi.